Theo nhà phân tâm Wilfred Bion, tư duy là hệ quả của những đau khổ tâm trí. Khi một đứa trẻ bị đặt trong tình trạng bất lực, không thể tự mình thỏa mãn những như cầu cơ bản của mình như ăn uống, đi vệ sinh… đứa trẻ sẽ buộc phải sử dụng những chức năng não bộ của mình để ra tín hiệu cho người mẹ, người chăm sóc đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Tình trạng bất lực cũng luôn diễn ra khi chúng ta lớn lên. Có những sự việc vượt ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, những điều không may xảy đến gây ra những đau khổ về thể lý cũng như tinh thần. Tâm trí con người sẽ tự kích hoạt những huyễn tưởng (fantasy), day-dream, một số cơ chế phòng vệ để bảo vệ tâm trí và khiến chúng ta buộc phải tư duy.

Trong trạng thái bất lực, chúng ta thường tìm đến sự trợ giúp của những người khác như một đứa trẻ bị đói ăn, buồn vệ sịnh tìm đến người mẹ, người chăm sóc. Trong trị liệu cũng xuất hiện trạng thái “đơ”, gần như bệnh nhân không phản ứng gì, toàn bộ hệ thống chức năng tâm trí ở trạng thái tê liệt. Đó là một dạng phòng vệ để tránh tâm trí bị tổn thương nặng nề. Tuy nhiên, những trường hợp này hiếm khi xảy ra, chỉ thường diễn ra ở những bệnh nhân có vấn đề quá trầm trọng.
Xét cho cùng, chẳng ai muốn những đau khổ đến với mình, nhưng đó là một điều đương nhiên của cuộc sống. Và ai cũng biết rằng, những người có nhiều trải nghiệm khổ đau sẽ có một tinh thần mạnh mẽ hơn.