C.G. Jung, sau khi tách Freud năm 1912 đã phát triển học thuyết của riêng mình là Tâm lý học phân tích, để phân biệt với Phân tâm học của Freud. Dù hai ông sử dụng chung một số khái niệm nhưng học thuyết của Jung có những điểm riêng biệt. Những thuật ngữ ‘hướng ngoại’ và ‘hướng nội’ được sử dụng nhiều trong lý thuyết nhân cách trong khi lý thuyết nhân cách của Freud dùng các thuật ngữ quen thuộc id, ego, superego. Dù danh tiếng của Jung trong giới học viện bị sụt giảm ở nửa sau thế kỉ XX, tuy nhiên sức ảnh hưởng của ông vẫn đầy mạnh mẽ. Shamdasani (2003) dành nhiều tác phẩm để đánh giá lại tầm quan trọng của Jung đối với Tâm lý học thế kỉ XX. Có khá nhiều tác phẩm nhập môn quan trọng về tư tưởng của Jung, hầu hết được viết trong những năm từ 1950 đến 1970. Tác phẩm của Hall và Nordby (1973) được xem là những khảo luận về Jung đáng tin cậy nhất. Tuyển tập của Jung được tập hợp lại bởi một số tác giả: Tuyển tập năm 1977 của Storr, tuyển tập tác phẩm Jung năm 1999 của Storr và Bishop. Một tập hợp các tác phẩm của Jung được ấn bản bởi Routledge và Kegan Paul trong những năm 1950 và 1960, tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm quan trọng của Jung vẫn được xuất bản tư nhân.

Những khái niệm được biết đến nhiều nhất của Jung:

  • anima. Nguyên mẫu vô thức nữ tính trong tâm trí nam giới
  • animus. Nguyên mẫu vô thức nam tính trong tâm trí nữ giới
  • archetype. Đây là khái niệm nổi danh nhất của Jung. Architype-nguyên mẫu tồn tại trong vô thức tập thể (collected unconscious), nguyên mẫu được hiểu như những hình thái kế thừa sự khôn ngoan trí tuệ biểu thị những hoàn cảnh phổ quát đặc trưng… Nguyên mẫu không thể được nhận biết một cách trực tiếp, để tiến vào vùng ý thức, chúng phải mang lấy những hình thái biểu tượng có thể xem như một tầng bậc văn hóa đặc trưng. Tất cả những hiện thân của một nguyên mẫu có thể chia sẻ một cấu trúc tương tự, hiển hiện như nó là, nó cũng có thể biến thiên trong cùng một trường vực. Trong những phân tích cá nhân, chúng có thể biểu lộ ở giấc mơ, nó cũng có thể cấu thành các nghi thức tôn giáo, biểu tượng nghệ thuật. Không thể có một biểu tượng nguyên mẫu nào hàm chứa trọn ý nghĩa của chính nguyên mẫu đó. Nguyên mẫu có thể bao hàm một đặc tính của numinosity (phân tích bên dưới) và một hình thái biểu tượng mới có thể xuất hiện.
  • collective unconscious. Vô thức tập thể. Tầng vô thức có phổ biến ở tất cả mọi người. Khái niệm vô thức tập thể là một ngã rẽ khác biệt của Jung chệch ra khỏi Freud, đối lập với những đặc tính vô thức theo dòng chính Freud. Trong Tâm lý học phân tích, vô thức tập thể được xem như bể chứa những nguyên mẫu trí tuệ cổ xưa, cội nguồn của chữa lành tâm lý. Vô thức tập thể không giống như khái niệm dồn nén trong Phân tâm học, mặc dù sự dồn nén cũng không thể thăm dò trực tiếp. Sự xác lập khái niệm của Jung có phần thay đổi theo thời gian và có một khẳng định rõ ràng rằng có nhiều mức độ khác nhau ít phổ biến hơn của vô thức tập thể được chia sẻ bởi những người thuộc các chủng tộc và văn hóa khác nhau. Nhiều người cho rằng khái niệm vô thức tập thể phụ thuộc vào ý niệm kế thừa của những đặc tính được truyền lại (điều này cho đến nay được chứng minh là hầu như không thể), một số học giả Jungian đề xuất những cách hiểu khác về vô thức tập thể. Shamdasani (2003), Progoff (1953) đề xuất nên có những tra cứu kĩ lưỡng trước khi đưa ra một định nghĩa chắc chắn về chủ đề vô thức tập thể.

…. (Còn tiếp…)

Nguồn: Graham Richards, Psychology: The Key Concepts, Routledge, 2009

By Trần Tình

Thạc sĩ Tâm lý học. Chuyên viên trị liệu tâm lý thanh thiếu niên và người lớn. Giảng viên thỉnh giảng Khoa Tâm lý học – ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc Gia Hà Nội

Leave a Reply