Mục đích của trị liệu tâm lý nhằm chữa bệnh tinh thần. Nhưng vấn đề tâm lý là gì? Làm thế nào nó lại xuất hiện? Bị bệnh tâm lý là như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đối chiếu với bệnh cơ thể để tìm được một lối vào tìm hiểu bệnh tinh thần.

Bệnh cơ thể được cảm nhận như một cơn đau, cảm giác đau quặn, nhức nhối hay cảm giác buồn nôn… bác sĩ sẽ chữa bệnh cơ thể bằng việc cho thuốc. Bệnh cơ thể gây cản trở bệnh nhân trong đời sống hằng ngày, rối loạn các chức năng trong cơ thể. Bệnh thấp khớp gây hạn chế chuyển động cổ, những cơn đau ở chân một vận động viên có thể khiến anh ta không thể tiếp tục thi đấu… Tuy nhiên, hầu hết các bộ phận trên cơ thể có thể không hoạt động hết chức năng tiềm ẩn mặc dù con người không cảm thấy đau đớn gì. Một người đàn ông có thể chìm vào trong những những bữa ăn bổ béo trong ngày mà không vận động bất cứ khi nào anh ta có thể. Anh ta cảm thấy mình đang béo lên. Thói quen của anh ta có thể kéo dài trong nhiều tháng mà không chú ý tới bất kì vấn đề nào, anh ta cảm thấy thoải mái với cơ thể to béo của mình. Tuy nhiên, khi cơ nâng của anh chàng có vấn đề, xuất hiện một số vấn đề cơ thể khác lạ, anh ta có thể nhận thấy thói quen sinh hoạt của mình có vấn đề. Anh ta có thể là một người may mắn khi không cần thay đổi thói quen hằng ngày và áp dụng những bài tập thể chất để thay đổi cơ thể mình.

Bệnh tinh thần cũng có thể là một mối trở ngại nghiêm trọng. Đôi khi nó khá nhẹ nhàng, những người bạn hay hàng xóm của bạn cũng có thể giúp bạn vượt qua. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nó thực sự nghiêm trọng. Một bệnh nhân có thể bất ngờ bị bao trùm với những cơn trầm uất nặng nề mà không có một nguyên nhân rõ ràng nào. Vấn đề tâm trí khi trở nên vượt ngưỡng, có thể tấn công chính tâm trí của anh ta. Trong trường hợp này, bệnh nhân thấy mình suy nghĩ không phù hợp, anh ta không thể nhớ được bất kì điều gì liên quan đến căn bệnh. Bệnh nhân có thể thấy những người xung quanh đe dọa đến mình. Vài lúc bệnh nhân cảm thấy như có một thứ gì bùng nổ bên trong anh ta mà anh ta biết nó gây ra điều gì. Bệnh lý tinh thần khiến con người mất kiểm soát, không thể sử dụng những khả năng mà mình vẫn sử dụng.

Tâm trí cũng như cơ thể, có rất nhiều chức năng hoạt động và nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều cách khác nhau. Vậy đâu là những nhiệm vụ của hoạt động tâm trí?

  1. Nó giữ mạch logic và đảm bảo tư duy gắn kết, liền mạch
  2. Tâm trí có thể sáng tạo thông qua hoạt động tưởng tượng
  3. Nó là bể chứa những trải nghiệm ở trong kí ức
  4. Tâm trí là tổ hợp của rất nhiều dạng cảm xúc của chúng ta: tình yêu, cảm giác tội lỗi, ghen tị… Bệnh tâm trí có thể ảnh hưởng lên tất cả các chức năng trên. Bệnh tâm trí thường biểu hiện rõ ràng nhất khi nó ảnh hưởng đến các chức năng cơ bản của tâm trí. Khi một người không thể suy nghĩ logic, ta có thể nói rằng anh ta luyên thuyên.

Tuy nhiên, nếu một người không sử dụng hết khả năng sáng tạo mà trước đây người đó vẫn có hoặc nếu cảm xúc của anh ta bị rối nhiễu, càng khó hơn để nhận ra vấn đề. Trừ khi bạn biết ai đó quá rõ, bạn mới có thể biết rõ người đó có sử dụng hết khả năng sáng tạo vốn có của họ không. Cảm xúc cũng thế, một người cảm thấy cảm xúc anh ta rất ổn định. Anh ta có một gia đình ấm êm. Nhưng cũng giống như người đàn ông mập không thấy mình có vấn đề cho tới khi anh ta leo cầu thang, một gia đình hay cuộc hôn nhân chỉ có thể gắn kết khi thuận buồm xuôi gió. Mọi chuyện bình yên cho tới một ngày họ đối mặt với quan tòa, rất nhiều vấn đề trước đó được phơi bày ra và ai cũng nói rằng họ phải chịu đựng lẫn nhau dù vẻ ngoài có vẻ ấm êm. Những khuyết điểm của cá nhân, dĩ nhiên có thể không bao giờ được khám phá hay một cuộc hôn nhân cũng có thể tồn tại cho đến khi cả hai cùng già. Khi bệnh tâm trí ảnh hưởng đến đời sống cảm xúc cá nhân hay sự sáng tạo, nhiều người có thể nghĩ rằng chúng là vấn đề bình thường. Công việc của một nghệ sĩ cũng có thể bị giảm sút mà nhiều người không hề chú ý…

(Còn tiếp…)

Nguồn: Biên dịch từ Neville Symington, How to choose a psychotherapy, Karnac, 2002

By Trần Tình

Thạc sĩ Tâm lý học. Chuyên viên trị liệu tâm lý thanh thiếu niên và người lớn. Giảng viên thỉnh giảng Khoa Tâm lý học – ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc Gia Hà Nội

Leave a Reply