Hẳn có nhiều người hay thắc mắc về nhiều vấn đề khó lý giải trong cuộc sống, họ đặt ra rất nhiều cầu hỏi cho chính mình. Khi con người nỗ lực tìm hiểu về những điều sâu xa trong cuộc sống, họ đang dấn thân vào một trường vực mà có khi họ cũng không ý thức được: triết học (philosophy). Mỗi người đều có những triết lý của riêng mình, triết lý cá nhân tồn tại khá vững chắc qua những điều chúng ta tin từ thủa nhỏ, niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo, danh ngôn của những danh nhân… đó là những hình thức của đời sống triết lý. Và để thay đổi đời sống triết lý của một người là một điều vô cùng nan giải, có nhiều ý niệm, niềm tin không nằm trên bình diện ý thức, nó là cả một bể chứa vô thức.

Nhà xuất bản DK không bao giờ làm những người muốn tìm hiểu triết học thất vọng, DK đã xuất bản rất nhiều đầu sách nhập môn sinh động về triết học và cuốn sách mà tôi sẽ giới thiệu là cuốn: Philosophy: a visual encyclopedia. Đây là cuốn nhập môn triết học dành cho tất cả mọi người không chuyên. Cuốn sách giới thiệu, bàn giải những vấn đề triết học gần gũi với thế giới đời thường bằng những ngôn từ bình dị, không quá nặng về tính hàn lâm. Đắc biệt với những khung hình minh họa vô cùng bắt mắt.

Philosophy: a visual encyclopedia, p18-19, DK, 2020

Có rất nhiều chủ đề triết học được bàn tới trong cuốn sách: Cái gì tạo nên mọi thứ? (What is everything made of?) Thế giới được tổ chức như thế nào (How is the world organized)? Không gian và thời gian là gì (What are space and time)? Tôi là cái gì (What am I)? Chúng ta có thể có thể biết gì (What can we know)? Tâm trí là gì (What is a mind)? Chân lý là gì (What is truth)? Chúa có tồn tại không (Does God exist)? Cái đẹp là gì (What is beautiful)… Cuốn sách cũng đề cập đến hàng loạt triết gia từ cổ đại đến hiện đại cùng với những tư tưởng chính của các triết gia: Aristotle, Plato, John Locke, Descartes, Wittgenstein…

Philosophy: a visual encyclopedia, p88-89, DK, 2020

“Rất nhiều nền tôn giáo trên thế giới tin vào các tồn tại thần linh, những vị thần sáng tạo nên thế giới và con người. Tại phương Tây, triết học tôn giáo hướng sự chú ý của mình tới Chúa của đạo Do Thái, Công giáo, đạo Hồi… Nhiều nhà tư tưởng sử dụng lý trí để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của thần linh. Trải qua nhiều thế kỉ, có nhiều luận điểm chứng minh sự tồn tại của Chúa. Một số luận điểm dựa trên lý do sự tồn tại của Chúa là cần thiết để mọi thứ diễn ra, ví dụ, các luận điểm về sự sáng tạo của Thượng đế và Thượng Đế là căn nguyên của mọi sự trên đời. Trong khi, có những luận điểm khác dựa trên sự hoàn hảo và đạo đức không thể tồn tại nếu không có Thượng Đế” (Philosophy: a visual encyclopedia, p146, DK, 2020).

By Trần Tình

Thạc sĩ Tâm lý học. Chuyên viên trị liệu tâm lý thanh thiếu niên và người lớn. Giảng viên thỉnh giảng Khoa Tâm lý học – ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc Gia Hà Nội

Leave a Reply