Thuật ngữ này được dùng khá phổ biến trong Phân Tâm học (đôi khi có phần lỏng lẻo) nhằm mô tả sự cùng tồn tại của hai cảm giác đối cực hướng về cùng một đối tượng.

Trong phân tích trường hợp “Người Chuột” (1909), Freud nói về cuộc đấu tranh giữa yêu và ghét đối với đối tượng yêu, cùng một người nhưng tồn tại hai cảm xúc. Đối với Freud, ambivalence xuất phát từ nền tảng lưỡng tính của tồn tại người và từ cấu trúc của Phức cảm Oedipus, có nghĩa rằng trẻ có thể đồng thời yêu và ghét cha hoặc mẹ của mình.

Ambivalence đóng vai trò rất lớn trong lý thuyết dòng Kleinian. Theo Klein, ambivalence hiện diện trong mối quan hệ đối tượng sớm nhất của trẻ, tình yêu dành cho đối tượng không thể phân tách với mong ước phá hủy đối tượng đó, trạng thái này gây ra những nỗi thống khổ của mặc cảm tội lỗi.

Cơ chế tâm lý “phóng chiếu” khiến cảm xúc yêu và ghét bị phân tách và đồng dạng với đối tượng tốt và đối tượng xấu, giống như “bầu vú” tốt cung cấp dưỡng chất cho trẻ, “bầu vú” xấu ngăn cản không cho trẻ bú tiếp.

Một trẻ từ 4-6 tháng tuổi có thường đủ chín để kết hợp những tri giác phân mảnh để tiến vào giai đoạn “trầm cảm”, đó cũng là một mối nguy hại khi một đối tượng nguy cơ có thể xuất hiện nếu phần đối tượng tốt và đối tượng xấu kết hợp cùng nhau.

Một nỗ lực tìm kiếm phần cảm xúc tích cực từ đối tượng, hướng về đối tượng trong trạng thái ambivalence và nỗi sợ hãi bị mất đối tượng hay những tổn thương vượt trên sự bù đắp từ những cảm giác tốt, những trạng thái lưỡng nguyên này sẽ định hình các mối quan hệ sau này của con người.

Trong cuộc sống, chúng ta rất hiếm khi giận người ngoài, hay có những cảm xúc dai dẳng dành cho người ngoài. Yêu và ghét luôn hướng về những người thân của chúng ta hơn, đặt biệt những người thân thiết nhất. Con người có thể dành rất nhiều tình yêu cho một người nhưng khi có vấn đề trắc trở xảy ra, cảm giác yêu ấy sẽ trở thành một mối thù ghét rất lớn. Vì thế, có một câu rất quen thuộc: càng yêu nhiều, càng hận nhiều. Đặc biệt trong tình yêu, cảm giác vừa yêu vừa ghét thể hiện rất rõ ràng, ai trong chúng ta cũng cảm nhận rõ điều đó. Và, một số chuyện đau thương có thể xảy ra, như chuyện một chàng trai giết người mình yêu sau khi bị chia tay.

Luôn luôn tồn tại yêu và ghét hướng về cùng một đối tượng chúng ta gắn bó.

Tham khảo: David Macey, The Penguin dictionary of critical theory, London: Penguin, 2000.

By Trần Tình

Thạc sĩ Tâm lý học. Chuyên viên trị liệu tâm lý thanh thiếu niên và người lớn. Giảng viên thỉnh giảng Khoa Tâm lý học – ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc Gia Hà Nội

Leave a Reply