Sự kiện đứa trẻ được sinh ra là một sang chấn rất lớn đối với trẻ, có lẽ phải dùng từ “bị” sinh ra, trẻ bị phân tách khói cơ thể của người mẹ. Nhưng làm thế nào trẻ biết mình bị phân tách từ từ người khác? Đó là một trạng thái không có sự khác biệt giữa ‘tôi’ và ‘người khác’, từ hợp nhất chuyển sang phân tách khi trẻ được sinh ra. Nhưng không phải từ một người khác mà chính từ một bản thể duy nhất. Bản thể đầu tiên chưa bị vắng mẹ hay bầu sữa (những điều đó trẻ chưa từng gặp), đó chỉ là từ một bản thể. Đối với Lacan, cuộc gặp gỡ đầu tiên không phải với bầu vú, đối tượng khác hay con người nhưng cùng với sự vắng đối tượng: mất bản thể hợp nhất_bản thể chưa từng có sự phân tách giữa trẻ và các đối tượng khác.

Sự thiếu đối tượng không hàm chứa đối tượng này hay đối tượng kia, trẻ không biết mình mất gì trong thế giới bản thể. Sự sinh ra phá hủy thế giới thành nhiều mảnh. Điều này tựa như lý thuyết bi kịch của Bion, những lo âu khôn kham ngoài vòng bản thể của Winnicott, những huyễn tưởng phân mảnh và đe dọa của trẻ sơ sinh. Đứa trẻ không thể biểu lộ sự “mất” này, không phải những gì tiếng khóc của trẻ hướng vào. Nếu chúng ta không biết thực sự những gì trẻ muốn, ít nhất chúng ta cũng biết trẻ muốn thứ gì đó bởi chúng khóc. Trẻ khóc và được mẹ cho ti, bầu vú là một đối tượng bên ngoài mang tính bao phủ. Có thể sử dụng ẩn dụ để so sánh bầu vú như dạ con chuyển từ trong ra ngoài. Do bị mất lớp bao bọc và nguồn sống, trẻ cảm thấy bị khuyết một phần bản thể, trẻ không ngừng tìm kiếm mảnh khuyết thiếu ấy những trẻ chỉ gặp được một đối tượng bên ngoài không phải nguồn sống bản thể.

Vì bản thể ban đầu đã bị mất đi, loài người khao khát dành lại thế giới đã mất. Lacan coi dục vọng tìm kiếm những đối tượng không thể đạt được. Dục vọng là khe hở giữa và bên trên nhu cầu được nuôi dưỡng và sự sự thỏa mãn.

Nguồn, Bice Benvenuto, One upon a time: The infant in Lacanian theory, The Klein-Lacan dialogues, p20-21, Karnac, 2016 (tạm dịch)

By Trần Tình

Thạc sĩ Tâm lý học. Chuyên viên trị liệu tâm lý thanh thiếu niên và người lớn. Giảng viên thỉnh giảng Khoa Tâm lý học – ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc Gia Hà Nội

Leave a Reply