Khi nhắc tới Klein, ta không thể không nhắc tới quá trình Đồng nhất phóng chiếu_ song hành xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Có hai quá trình mang tính nhị nguyên: đồng nhất [identify] với đối tượng ban đầu có liên quan đến trẻ, một quá trình song song: projection, phóng chiếu những hiện tượng tâm lý giữa hai thế giới bên trong và bên ngoài.
Bộ mặt nhân cách theo quan điểm cá nhân tôi hiểu gồm hai phần biểu lộ chính: thế giới bên trong [inter world] và bên ngoài [outer world]. Thế giới bên trong của trẻ chứng đựng đầy hỗn độn với những nguồn năng lượng Libido, những xung động cảm xúc yêu ghét, những huyễn tưởng về đối tượng ban đầu cũng như những đối tượng sau này. Sự hình thành nhân cách của trẻ gắn liền với mối quan hệ đối tượng trong những năm đầu đời giữa child – mother, trải qua sự phân tách đối tượng với đối tượng thứ ba trong phức cảm Oedipus.

Đối tượng ban đầu tác động đến trẻ qua các cơ quan cảm giác, cụ thể qua cảm giác môi miệng. Đối tượng ban đầu ấy chính là bầu vú mẹ [breast]. Trẻ cảm nhận thế giới qua các kênh cảm giác, từ các kênh cảm giác này, thế giới nhân cách của trẻ bắt đầu được hình thành.

Theo Klein, đối tượng ban đầu này phân chia làm trạng thái nhị nguyên: Bad object và Good object. Đầu tiên, trẻ nội nhập [introjection] những cảm giác này vào trong chính bản thể của mình, đồng hóa một cách vô thức những cảm giác đó thành của chính mình, trẻ coi những cảm giác ấy là chính mình, là một phần của mình. Nếu trẻ có những cảm giác tốt về đối tượng ban đầu này [breast], thế giới bên trong của trẻ sẽ được hình thành và mang những sắc thái tốt, dễ chịu, thỏa mãn, và song song cùng quá trình này trẻ phóng chiếu những cảm giác bên trong của mình qua những hành vi thỏa mãn dễ chịu. Xa lớn hơn một chút, trẻ thể hiện sự hài lòng của mình qua đối tượng thứ cấp, nghĩa là các đồ vật, những trẻ có thế giới nội tâm tốt sẽ đối xử hiền lành với các đồ vật, đồ chơi và thân thiện với các cá nhân khác. Một điều không thể tránh khỏi trong quá trình hình thành thế giới của trẻ đó là sự xuất hiện của bad object, đối tượng ban đầu cùng lúc sẽ gây cho trẻ một vài cảm giác khó chịu, tương tự trẻ cũng nội nhập cảm giác khó chịu vào mình và phóng chiếu qua những đối tượng thứ cấp.

Các cảm giác biến thiên mang một thể thái lưỡng nguyên đối cực và trẻ buộc mình phải hóa giải những sự xung đột này bên trong. Khi nội nhập vào trong bản thể những bad object, trẻ dễ dàng đồng hóa mình với chính cảm giác khó chịu tồi tệ và xem mình như những bản thể khó chịu tồi tệ này. Cảm giác lưỡng nguyên cùng tồn tại qua một đối tượng ban đầu, điều quan trọng trong sự hình thành những bộ mặt của trẻ chính là cảm giác nào chiếm ưu thế hơn trong giai đoạn phát triển đầu đời này sẽ quy định bộ mặt, hành vi của trẻ.