Những bài viết của Lacan trong sự hình thành và phát triển luôn luôn không dễ hiểu, để đọc được Lacan, cần có kiến thức liên ngành về rất nhiều ngành khoa học khác. Theo Lacan, sự hình thành và phát triển nhân cách khởi đầu từ sự bất lực của trẻ trong vấn đề điều khiển chính bản thể của mình. Khi sinh ra, ngoài những hành vi sinh tồn như bú mớm, trẻ hoàn toàn không thể điều khiển các cơ quan của cơ thể mình theo đúng ý mình. Freud xem Ego như một mặt thể hiện của nhân cách, là cầu nối trung gian giữa nguồn Libido luôn trực sẵn để tuôn trào và sự kìm hãm lại bởi các cơ chế chặn, ban đầu được đồng hóa một cách vô thức qua hình ảnh ban đầu của người cha ( theo nghĩa ẩn dụ – metaphor), đại diện cho một đế chế quyền lực, xa hơn trong các biểu tượng chuyển hóa này chính là nền văn hóa, luật pháp, những quy điều. Bộ mặt nhân cách này chưa được Freud trình bày một cách rành mạch, rõ ràng về cơ chế hình thành nên Ego, điều mà Freud quan tâm qua các giai đoạn phát triển là những kiến giải sâu sắc khơi nguồn nền tảng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ thể và tâm trí, cụ thể là những cơ quan thuộc cơ thể có đóng góp vô cùng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách (những cơ quan mang lại nguồn pleasure cho trẻ). Lacan bàn một cách sâu rộng hơn trong quá trình hình thành Ego này qua giai đoạn gương ( Mirror stage). Giai đoạn gương quy chiếu đến một kinh nghiệm cá nhân tạo nên sự khác biệt của trẻ với tư cách là một tồn tại người so với loài có quan hệ gần nhất với loài người: loài tinh tinh. Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu có sự khác biệt so với tinh tinh cùng độ tuổi trong giai đoạn trước đó bởi sự kiện trẻ bị cuốn hút với sự tự phản chiếu hình ảnh của chính mình và vui sướng khi khoác lên mình những hình ảnh ấy, trẻ xem như đó là những hình ảnh của chính mình trong khi đó tinh tinh nhanh chóng nhận ra rằng những hình ảnh đó là những hình ảnh đánh lừa và chúng mất sự hứng thú với các hình ảnh phản chiếu. Khái niệm của Lacan vượt xa hơn những kinh nghiệm mang tính ranh giới, giai đoạn gương thể hiện một cấu trúc nền tảng của cấu trúc chủ thể tính. Trong những năm từ 1936 – 1949, Lacan xem đây là một giai đoạn có thể được đặt tại một thời điểm đặc biệt trong sự phát triển của trẻ từ khởi đầu (6 tháng) đến khi kết thúc (18 tháng) và kết thúc giai đoạn này bằng việc Lacan tiếp tục mở rộng khái niệm gương. Ông không chỉ coi giai đoạn gương chỉ đơn giản là một giai đoạn trong sự phát triển của trẻ nhỏ mà còn xem nó biểu hiện như một cấu trúc trường tồn xuyên suốt trong đời sống chủ thể, một mô hình trong phổ imaginary, một giai đoạn mà chủ thể bị bó lại, vĩnh viễn và bị thu hút bởi chính hình ảnh của mình.

Lacan đẩy xa hơn khái niệm giai đoạn gương, ông giảm thiểu việc nhấn mạnh trong những giá trị “qua khứ” và nhán mạnh nhiểu hơn tới chính giá trị của cấu trúc này. Bởi thế năm 1956, Lacan phát biểu: “Giai đoạn gương vượt ngưỡng một hiện tượng mang tính chất ranh giới diễn ra trong sự phát triển của trẻ. Nó minh họa một mối xung đột bản chất của mối quan hệ đôi”.
Giai đoạn gương mô tả sự hình thành cái tôi thông qua quá trình đồng nhất, ego là kết quả của sự đồng nhất với hình ảnh đặc biệt của chính mình. Chìa khóa để giải mã hiện tượng này nằm ở tính non nớt của trẻ sơ sinh, 6 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa thể có sự phối hợp các bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên, chính hệ thống thị giác lại mang tính trội hơn, điều đó có nghĩa là nó có thể nhận diện được chính mình qua gương trước khi đạt được việc điều khiển vận động cơ thể của chính mình. Trẻ nhìn nhận hình ảnh của chính mình như toàn thể và sự tổng hợp các hình ảnh này sản sinh ra những cảm giác đối lập lại với vấn đề không thể phối hợp các bộ phận trong cơ thể, sự không thể phối hợp này được kinh nghiệm như một cơ thể phân mảnh. Đối lập lại với cảm nhận đầu tiên như một sự ganh đua với chính hình ảnh trong gương của mình vì thể sự ganh đua trong giai đoạn gương sẽ dẫn tới tính gây hấn vượt ngưỡng chủ thể và những hình ảnh mà chủ thể đồng nhất_ sự đồng nhất sơ cấp với bản sao (counterpart) chính là hình thái của Ego. Tại thời điểm đồng nhất khi chủ thể khoác lấy hình ảnh như của chính mình được Lacan mô tả như một sự hân hoan (jubination) từ đó dẫn tới một cảm giác ảo của sự điều khiển, trẻ vui mừng qua những thành tựu ảo “ [the child] joy is due to his imaginary triumph anticipating a degree of muscular co-ordination which he has not yet actually achieved”. Tuy nhiên, sự hân hoan có thể xảy ra đồng thời với những phản ứng suy giảm khi trẻ so sánh những cảm giác làm chủ mang tính tạm thời của mình với sự “vô hạn” của người mẹ. Sự đồng nhất này cũng bao hàm cái tôi lý tưởng (ideal ego) mang chức năng như một dự phóng toàn thể trong tương lai nhằm duy trì hoạt động của Ego.
Giai đoạn gương thể hiện rằng Ego là một sản phẩm của sự hiểu lầm (misunderstand) và vị trí mà chủ thể bị đẩy ra từ chính bản thể của mình, nó khởi đầu sự tiến nhập của chủ thể vào trong phổ imaginary. Tuy nhiên, giai đoạn gương cũng là một nhân tố biểu trưng quan trọng. Thời điểm sau khi chủ thể hân hoan (jubination) khoác lấy hình ảnh trong gương của trẻ như của chính mình, trẻ xoay hướng nghiêng về phía người trưởng thành, nhân tối đại diện “big Other”, nhân tố ấn định chính hình ảnh của trẻ.
Lacan chuyển thể từ mô hình id – ego – superego của Freud sang mô hình Imaginary-real-symbolic những vòng xoắn riêng rẽ nhưng đồng thời đan quyện vào nhau trong cấu trúc nhân cách. Có thể phân tách một cách tương đối biệt lập giữa ba phổ: imaginary khởi đầu từ giai đoạn gương như một kết cấu của ego trong sự hình thành cái tôi, real như một thực tại bất khả, phi xác định, phi không gian, phi thời gian. Symbolic như những biểu tượng đại diện cho Other: văn hóa, luật pháp. Ba vòng xoắn quyện vào nhau tạo nên một chỉnh thể nhất nguyên nhưng đầy biến động, hỗn tạp
