Trầm cảm là một vấn đề phổ biến nhất và là một phần đương nhiên của cuộc sống hằng ngày, trong sự mất mát và thất bại của chúng ta khi đối diện với những trạng thái khác nhau trong vòng sống. Tuy nhiên, theo Rippere (1994), hầu hết mọi người tìm đến trị liệu đều bị trầm cảm ở một mức độ nào đó, sự phân biệt giữa người trầm cảm và không trầm cảm chỉ mang tính giả thuyết. Thuật ngữ “trầm cảm” được quy chiếu đến nhiều hiện tượng khác nhau, trải dài từ một tâm trạng bình thường, những điều thường xuyên và phổ biến ảnh hưởng đến chúng ta trong cuộc sống thường ngày đến những trạng thái ảnh hưởng mãnh liệt. Hầu hết mọi người đều bị trạng thái trầm cảm nhẹ khi phản ứng lại với những sự kiện khó khăn trong cuộc sống và chỉ một số ít là phản ứng của một vấn đề trầm cảm nặng (Gorlib và Hammen 1992).

Chẩn đoán trầm cảm có thể có liên quan đến những suy nhược về mặt sinh học hay tâm lý có thể bị gây ra bởi các nhân tố bên ngoài:

  • Những biểu hiện cơ thể: Trầm buồn, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, khóc thường xuyên, mất hi vọng, cảm giác tội lỗi, cảm giác vô dụng.
  • Những biểu hiện về mặt động cơ: Tăng phụ thuộc, năng lượng thấp, mệt mỏi, lãnh cảm, tập trung kém, mất hứng thú.
  • Những biểu hiện về mặt nhận thức: Chờ đợi điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra, đánh giá tiêu cực về bản thân, cường hóa vấn đề, tự khiển trách mình, khó khăn trong ra quyết định, ý tưởng tự sát, nghĩ về cái chết, lo lắng về tình trạng sức khỏe kém.
  • Biểu hiện tâm vận động: Rối loạn ăn uống hoặc cân nặng (tăng hoặc giảm), rối loạn giấc ngủ ( Khó đi vào giấc ngủ), giảm xung năng, thức dậy sớm, tâm trạng thay đổi liên tục (thường tồi tệ vào buổi sáng).
  • Biểu hiện cơ thể: Giảm trương lực cơ, mất kinh, táo bón

Hội chứng trầm cảm (nhóm các triệu chứng có liên kết với trầm cảm), được định nghĩa trong DSM-IV như trạng thái trầm uất cùng với các triệu chứng kéo theo, duy trì khá bền vững qua thời gian dẫn tới trạng thái đổ gãy và suy sụp chức năng. DSM-IV xác những tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm. Năm hay nhiều hơn các triệu chứng biểu hiện trong khoảng hai tuần (ít nhất có một trong các triệu chứng về trạng thái trầm uất hay mất hứng thú, sự vui thú): Tâm trạng trầm uất, mất sự quan tâm hay sự vui thú, tăng hoặc giảm sự ngon miệng/cân nặng, mất ngủ hay buồn ngủ triền miên, rối loạn tâm vận động hoặc trì trệ, mất năng lượng/mệt mỏi, cảm giác vô dụng, tội lỗi hay tự trách mình, giảm tập trung/ khó khăn trong ra quyết định, nghĩ về cái chết hay có ý tự sát.

Trầm cảm loạn thần là những biểu hiện nghiêm trọng của vấn đề trầm cảm qua trạng thái trầm cảm lan tỏa cùng với những ảo giác trầm cảm ( ví dụ, ý tưởng về sự nguy hiểm, mình đang mắc bệnh nặng hay tin rằng không có gì là thật) cũng như những hoang tưởng (thường nghe thấy tiếng nói trong đầu tố cáo mình). Ý tưởng tội lỗi và cảm thấy vô dụng là những vấn đề nổi bật. Ý nghĩ tự sát có sẵn kế hoạch, và cũng có thể là kế hoạch giết người (ví dụ, một ca trầm cảm của một phụ nữ có ý định tự sát và giết con của mình). Một số đặc trưng khác của trầm cảm loạn thần có thể là những kích động mạnh và không thể thư giãn (cũng gọi là “kích động tâm thể”), cũng có thể là trì trệ ( gọi là “ trì trệ tâm thể), rồi nói ngắt quãng dài.

Người bệnh không chú ý đến bản thân mình. Rối loạn giấc ngủ được biểu hiện qua việc dậy sớm hằng ngày với những biến thiên tâm trạng và đặc trưng tâm trạng tồi tệ khi bắt đầu ngày mới. Ở độ tuổi trung niên và người già, sự tập trung và trí nhớ giảm sút, chứng mất trí có thể được xem như căn nguyên thiếu hụt nhận thức.

Trầm cảm thực thể là một loại trầm cảm có những triệu chứng rối loạn cơ thể, đặc biệt tuyến giáp hoạt động kém hay khi bệnh nhân giảm chất hữu cơ ngoại sinh và giảm liều lượng thuốc ( ví dụ, trong việc trị liệu bệnh hen đặc hiệu), một vài trường hợp hiếm khi xuất hiện những khối u não hay ung thư ở một vài bộ phận cơ thể. Những căn nguyên phổ biến nhất về mặt cơ thể đối với trầm cảm là những bệnh do vi rút kéo theo việc lạm dụng thuốc kéo dài, bao gồm cả việc sử dụng rượu và thuốc an thần ( ví dụ, valium).

Trầm cảm như một phản ứng với bệnh thể có thể rất thực tế và có thể hiểu được, tuy nhiên, chúng cũng có thể bị nhầm với các triệu chứng của suy nhược là sản phẩm của bệnh lý. Một vài người có thể nói rằng mình bị “trầm cảm ẩn” bởi một số triệu chứng cơ thể (như đau lưng, đau đầu). Trầm cảm tâm căn không còn được chẩn đoán như một chẩn đoán thực thể và hiện nay nó được thay thế bằng thuật ngữ loạn khí sắc như một loại trầm cảm nhẹ mãn tính trong vòng ít nhất hai năm (DSM-IV). Đó thường là những suy nghĩ nhằm phản ứng lại với các sự kiện trong cuộc sống của cá nhân.

– Alessandra Lemma – (tạm dịch)

By Trần Tình

Thạc sĩ Tâm lý học. Chuyên viên trị liệu tâm lý thanh thiếu niên và người lớn. Giảng viên thỉnh giảng Khoa Tâm lý học – ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc Gia Hà Nội

Leave a Reply